Văn hóa đọc và tầm quan trọng của nó với người trẻ Việt Nam

Văn hóa đọc là gì?

Văn hóa đọc nhìn chung là một hoạt động văn hóa của con người, bởi lẽ đọc sách cách tiếp cận tri thức, thông tin, tinh hoa văn hóa nhân loại thông qua sách báo, tài liệu. Hoạt động này bao gồm ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân, cụ thể là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Hay nói một cách khác đơn giản hơn là thái độ của mỗi cá nhân với đối với việc tiếp cận tri thức, sách vở.

Ý nghĩa và vai trò của văn hóa đọc

Văn hóa đọc không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc phổ cập những kiến thức, tầm hiểu biết của con người trong cuộc sống, mà quan trọng hơn chúng giúp hoàn thiện kỹ năng, nhân cách của con người. Một số những vai trò của văn hóa đọc mang lại cho con người như:

Vai trò của văn hóa đọc

Vai trò của văn hóa đọc

  • Cung cấp tri thức: Sách báo, tài liệu đều là những nguồn tri thức kết tinh của nhân loại. Trong mỗi cuốn sách đều là những bài học truyền đạt, chia sẻ kiến thức, đưa ra một cái nhìn khía cạnh trong đời sống. Việc đọc sách hàng ngày sẽ giúp bạn trau dồi cho bản thân một lượng tri thức lớn.
  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Thông qua thói quen đọc sách mỗi ngày người đọc có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả bằng cách học cách lắng nghe, trau dồi, làm phong phú hơn vốn ngôn ngữ,...
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc: Những triết lý, quan điểm đúng đắn được chiêm nghiệm từ bao đời nay được đúc kết và chắt lọc một cách cụ thể thông qua những trang sách. Những trang sách cũng giống như người bạn tâm giao, đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể suy nghĩ tích cực hơn, cảm xúc của bạn cũng từ đó mà được cải thiện tốt hơn.
  • Rèn luyện tư duy: Với những thể loại sách khác nhau lại đặt người đọc vào hoàn cảnh cụ thể, giúp đưa trí tưởng tượng bay xa và cách đối mặt với những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Đọc sách thường xuyên là cách giúp bạn rèn luyện tư duy hiệu quả thông qua những thông điệp đầy ý nghĩa đó.

Văn hóa đọc tại Việt Nam trong thời đại số

Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của CNTT và truyền thông đã làm thay đổi phương thức truyền tải, tiếp cận thông tin, vì thế mà văn hóa đọc đã phát triển ở trình độ cao hơn. Đối tượng đọc không chỉ giới hạn ở sách, các tài liệu giấy truyền thống mà còn bao gồm nhiều dạng tài liệu số, hiện đại như sách, báo điện tử. Đây là cơ hội mới để phát triển văn hóa đọc trong thời hiện đại đồng thời thuận tiện quản lý, lưu trữ, truyền tải, tìm kiếm thông tin theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Như vậy, văn hóa đọc cũng chịu tác động của khoa học công nghệ và mang dấu ấn của nền văn minh thời đại. Việc hình thành những kỹ năng mới là yêu cầu cần thiết để có thể duy trì và thúc đẩy văn hóa đọc phát triển phù hợp với tiến trình phát triển của thời đại mới.

Tác động của văn hóa đọc tới phát triển STEM

Việc nâng cao văn hoá đọc là có tác động rất quan trọng đến việc mở đường cho việc triển khai giáo dục STEM phù hợp tại các cơ sở giáo dục, nhà trường, trung tâm trên toàn quốc.

Văn hóa đọc mở đường cho sự phát triển STEM

Văn hóa đọc mở đường cho sự phát triển STEM

Đối với giáo viên, trước hết văn hóa đọc giúp giáo viên trao dồi và tích lũy thêm kiến thức, để thay đổi các phương pháp dạy học ứng dụng STEM một cách có hiệu quả trong các bài giảng, hoạt động thực hành thực tế.

Đối với lứa tuổi thiếu nhi, học sinh được rèn luyện thói quen yêu thích đọc sách, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận tri thức về các lĩnh vực như: Khoa học viễn tưởng, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội v.v. Điều này sẽ vô cùng có lợi cho việc khuyến khích trẻ chủ động đam mê khám phá, sáng tạo và phát minh ra nhiều ý tưởng, mô hình có thể áp dụng trong thực tiễn.

>> Xem thêm: Văn hóa đọc thúc đẩy phát triển giáo dục STEM

Kiến nghị giải pháp phát triển văn hóa đọc trong giới trẻ hiện nay

Muốn phát triển văn hóa đọc cần việc đầu tiên cần làm đó là phải hướng việc đọc sách trở thành một thói quen không thể thiếu của trẻ, một nét đẹp văn hóa trong cuộc sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng. Điều này cũng đòi hỏi chúng ta phải tạo dựng được môi trường đọc sách thuận lợi, xây dựng thói quen đọc sách ngay từ trong gia đình, trường học, đến cơ quan, tổ chức và cộng đồng.

Ở mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức về việc đọc sách và trao truyền ý thức đó cho con trẻ, cùng nhau chia sẻ sách giữa bố mẹ và con cái, khuyến khích, dành thời gian để cho con đọc sách.

Nhà trường cần có những hoạt động giáo dục học sinh ngay từ bậc tiểu học về kỹ năng, thói quen đọc sách, bao gồm phương pháp đọc, kỹ năng tiếp cận sách, đọc sách có mục đích (học tập, nghiên cứu, giải trí), tiêu chí lựa chọn những cuốn sách đáng đọc; đưa ra một danh mục sách cần đọc trong một năm học,...

Xây phong trào đọc sách sâu rộng trong các cơ quan, tổ chức và cộng đồng, tổ chức các cuộc thi đọc sách; phát hiện, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển sách và văn hóa đọc trong cộng đồng. Tổ chức Hội chợ triển lãm sách, Phố sách cũng là nhân tố nhằm phát triển môi trường và nội lực của văn hóa đọc…

Các nhà xuất bản, cơ sở in, đơn vị phát hành đóng vai trò chủ thể trong việc phát triển văn hóa đọc quốc gia phải ngày một nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng cao của người dân; hỗ trợ, đầu tư nhằm khuyến khích sáng tác, xuất bản sách phục vụ,...

Bài viết cùng danh mục