Tuyển sinh: Tập huấn giáo viên STEM-Thực hành thiên văn quốc tế

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN

THỰC HÀNH THIÊN VĂN DÀNH CHO GIÁO VIÊN 

(Teaching Training Course on Astronomy)

    1. Đơn vị tổ chức

    1.1. Quốc tế: Mạng lưới Thiên văn trong Trường học (NASE) trực thuộc Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU)

sion.frm.utn.edu.ar/nase-prueba/index.php/en/

International Astronomical Union | IAU

    1.2. Việt Nam: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (bảo trợ chuyên môn), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (địa điểm tổ chức), Học viện Sáng tạo S3 (phối hợp tổ chức), Mạng lưới Đại sứ STEM Việt Nam (phối hợp tổ chức), Khu trải nghiệm thiên văn Astro kids (Phối hợp tổ chức).

    2. Tổ chức lớp học

    2.1. Khóa học gồm 4 ngày, vào các ngày 2, 3, 45 tháng 11 năm 2023 (Thời khoá biểu xin xem thêm file đính kèm) bao gồm online và offline kết hợp

    2.2.  Lớp học gồm tối đa 100 học viên

    2.3. Hình thức:

  •  Online: Phần lý thuyết vào buổi tối ngày 2 và 3/11
  • Trực tiếp trong 2 ngày 4, 5/11 tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội và Trung tâm trải nghiệm thiên văn Astro kids

    2.4. Hệ thống bài tập và tài liệu: Trên hệ thống học tập online của BTC.

    2.5. Phương pháp: Lý thuyết (bài giảng: 4 bài) và hướng dẫn thực hành trải nghiệm thiên văn (workshop: 11 bài) thông qua các vật dụng, dụng cụ đơn giản tại nhà, không yêu cầu trang thiết bị.

    3. Đối tượng học

    Giáo viên môn KHTN cấp THCS  và THPT (đặc biệt là giáo viên dạy các chương về thiên văn trong chương trình môn KHTN cấp THCS).

    4. Giảng viên

    4.1. Giảng viên chính:

- GS. TS. Rosa M. Ros, chủ tịch NASE, Giảng viên trường ĐH Bách khoa Catalunya, Tây Ban Nha.

- PGS. TS. Phạm Ngọc Điệp, Trưởng phòng Vật lý thiên văn, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam

- TS. Corina Toma (Quốc tịch: Romania) Chuyên ngành Vật lí lí thuyết.

    - Ngôn ngữ: Tiếng Anh (Có phiên dịch tiếng Việt).

    - Tài liệu bài giảng: Tiếng Việt.

    4.2. Hỗ trợ chuyên môn

    - PGS. TS. Phạm Ngọc Điệp (Trung tâm Vũ trụ Việt Nam – Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam);

    - TS. Đặng Văn Sơn (Học viện Sáng tạo S3-Đại học Khoa học Tự nhiên);

    - TS. Dương Tuấn Hưng (Phòng Hóa môi trường – Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam);

    - Mạng lưới Đại sứ STEM Việt Nam.

    5. Nội dung chương trình

    5.1. Mục tiêu

    - Giáo viên được cập nhật kiến thức cơ bản về thiên văn học như: Sao, Hệ Mặt trời, sinh học thiên văn…

    - Thực hành và làm được các mô hình mô phỏng đơn giản giúp minh họa cho việc dạy học tại trường trong chương về thiên văn của chương trình môn KHTN.

    - Chuẩn bị và đồng hành với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

    - Giáo viên được tham gia mạng lưới các giáo viên, trường học đang giảng dạy thiên văn tại 80 nước trên thế giới.

    5.2. Phân bố cụ thể

Thời gian biểu chương trình tập huấn giáo viên STEM thiên văn

Phần 1: Lý thuyết online

Thời gian

Ngày 1: Online (2/11)

Ngày 2: Online (3/11)

20:00-21:00

Bài giảng 1: Tiến hoá sao

PGS. TS. Phạm Ngọc Điệp

Bài giảng 3: Lịch sử thiên văn

PGS. TS. Phạm Ngọc Điệp

21:00-22:00

Bài giảng 2: Nguồn gốc và quá trình phát triển của vũ trụ

PGS. TS. Phạm Ngọc Điệp

Bài giảng 4: Hệ Mặt trời

PGS. TS. Phạm Ngọc Điệp

22:00

Hỏi đáp

Phần 2: Workshop - Thực hành

Ngày 3: Thực địa (4/11)

Ngày 4: Offline

(5/11)

08:15-09:30

Workshop 1: Chân trời và đồng hồ Mặt trời

R.M.Ros

Workshop 2: Sao, Mặt trời và Mặt trăng

R.M.Ros

09:30-10:30

Workshop 5: Vết đen Mặt trời và quang phổ Mặt trời

TS. A. Costa

Workshop 6: Cuộc sống của sao

TS. A. Costa

10:30-11:00

Giải lao

Giải lao

11:00-12:30

Workshop 8: Dãn nở của Vũ Trụ

A. Costa

Workshop 4: Hành trang cho nhà thiên văn trẻ

R.M.Ros/

12:30-13:30

Nghỉ trưa và di chuyển về trang trại Astrokids

Nghỉ trưa

13:30-15:00

Thực hành tại Astrokids

Workshop 3: Nhật và Nguyệt thực

R.M.Ros

Workshop 9: Hành tinh và ngoại hành tinh

R.M.Ros

Workshop 10: Nguyên tố và sinh học thiên văn

R. M. Ros

15:00-16:30

 Workshop 7: Thiên văn ngoài vùng khả kiến

TS. A. Costa

Thảo luận nhóm G.1-3

16:30-17:30

Thực hành quan sát/Trải nghiệm Astrokids

TS. A. Costa/ Astrokids

Tổng kết và trao chứng nhận

18:00-20:00

Thực hành quan sát/Trải nghiệm Astrokids

TS. A. Costa/ Astrokids

Phần 2b: Thực hành quan sát tại trang trại Astrokids

Thời gian

Hoạt động

16:30-17:00

  • Quan sát vết đen Mặt Trời bằng kính thiên văn

17:00-18:00

  • Thăm quan trang trại và làm quen các loại kính thiên văn

18:00 – 18:30

  • Ăn tối nhẹ (Đăng kí và đóng phí riêng)

18:30-20:00

  • Quan sát Thổ tinh, Mộc tinh, Mặt Trăng
  • Quan sát sao (tuỳ điều kiện thời tiết)

6. Học phí

  • Học phí 2,5 triệu/khoá/6 buổi bao gồm cả thực hành và dã ngoại
  • Ưu đãi: 20% cho học viên đăng kí theo nhóm từ 5 người
  • Ưu đãi: 20% cho học viên đăng kí và đóng phí trước ngày 25/10

7. Hình thức đăng kí 

- Đăng kí online theo link: https://forms.gle/B9PoSbyAQyh6JNSz5 

- Hoặc quét mã QR: 

8. Giảng viên

1. TS. Corina Toma (Quốc tịch: Romania) Chuyên ngành Vật lí lí thuyết.

Cô hiện là giảng viên dạy Vật lí tại Trường THPT Quốc gia (National College) ”Emil Racoviță”, Cluj-Napoca, Romania. Với kinh nghiệm 30 năm dạy Vật lí tại Romania, cô Corina hiện cũng là giáo viên luyện Đội tuyển Vật lí quốc gia Romania thi Olympiads.

Đồng thời, cô Corina cũng là nhà nghiên cứu thực hành giáo dục với nhiều dự án được tài trợ từ hội đồng châu Âu như dự án “Giáo dục STEM phát triển bền vững” từ 2017-2019 hay “Dạy học lập trình” từ 2017-2019 và rất nhiều dự án liên quan đến giáo dục STEM khác.

Cô Corina là giảng viên của NASE từ năm 2014 đến nay và đã giảng dạy tại nhiều nước như Iran, Ai Cập, Ấn Độ, Hy Lạp…

2. PGS.TS Phạm Ngọc Điệp, Trưởng phòng Thiên văn của Trung tâm Vũ trụ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN), tham gia Ngày hội STEM QG ngay từ lần đầu tiên 2015, tham gia tập huấn hàng trăm giáo viên STEM, huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Olympic Thiên văn và Vật lý Thiên văn của Việt Nam đạt nhiều thành tích cao. Thầy Điệp cũng là đại diện của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cùng tham gia tổ chức Lớp học Thiên văn quốc tế rất thành công hồi đầu năm.

3. GS. Rosa M. Ros Ferré, Đại học Kĩ thuật, Catalonia, Tây Ba Nha, Chuyên ngành Vật lý thiên văn. Chủ tịch mạng lưới thiên văn trường học quốc tế (NASE), trực thuộc Hội thiên văn quốc tế (IAU). Mặc dù đã nghỉ hưu, nhưng cô Ros vẫn đóng góp tích cực cho mạng lưới thiên văn trường học quốc tế để giúp kết nối giáo viên và nhà trường trên khắp thế giới tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm thiên văn một cách hiệu quả. Trong suốt quãng thời gian làm nghiên cứu ở trường Đại học, cô Ros đã đóng góp 118 cuốn sách khoa học, và 183 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học.

Mẫu chứng nhận tham gia khoá học: 

Lịch trình dã ngoại ngày 4/11: 

Bài viết cùng danh mục