Trẻ em có bao nhiêu loại trí thông minh và cách phát triển chúng

8 loại trí thông minh của trẻ mà cha mẹ không nên bỏ qua

8 loại trí thông minh của trẻ

8 loại trí thông minh của trẻ

Trí thông minh không gian – thị giác (Visual-Spatial Inteligence)

Trí thông minh này Khi nhắc đến loại thông minh về nhận thức không gian, điều nổi bật lên ở nhóm trẻ có trí thông minh này chính là khả năng suy nghĩ trừu tượng và đa chiều. Bao gồm sự nhạy cảm với màu sắc, đường nét, hình dạng, các mối quan hệ không gian... Ở nhóm này, các bé có khả năng vô biên trong việc lý luận và hình thành khái niệm không gian lớn, điều này thực sự cần thiết cho các lĩnh vực như kiến trúc, thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh, thiết kế nội thất và hàng không. 

Trí thông minh thể chất (Bodily-Kinesthtic Inteligence)

Trí thông minh thể chất

Trí thông minh thể chất

Đây là loại trí thông minh đề cập đến khả năng sử dụng toàn bộ cơ thể để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, cũng như việc khéo léo sử dụng đôi tay để chế tạo hoặc điều khiển đồ vật. Trí thông minh này bao gồm các kỹ năng thể chất đặc biệt như có thể giữ cân bằng tốt, có sức mạnh, có tốc độ...

Trí thông minh âm nhạc (Musical Inteligence)

Trí thông minh âm nhạc là một loại khả năng có thể nắm bắt giai điệu, nhịp điệu, âm sắc. Trí thông minh này giúp trẻ có độ nhạy cao với nhịp điệu, giai điệu, có khả năng sáng tạo với âm nhạc.

Trí thông minh ngôn ngữ (Linguistic-Verbal Inteligence)

Trí thông minh ngôn ngữ liên quan đến sự nhạy cảm về ý nghĩa của từ, cách sắp xếp thứ tự từ trong câu, cũng như âm thanh, nhịp điệu, sự biến tố của từ vựng và nhịp thơ. Những người vượt bậc ở trí thông minh này có thể rất nổi trội trong các lĩnh vực viết truyện, ghi nhớ thông tin và đọc hiểu văn bản. 

Trí thông minh logic – toán học (Logical-Mathematical Inteligence)

Trí thông minh toán học

Trí thông minh toán học

Trí thông minh này thể hiện qua khả năng tính toán, đo lường, lý luận, phân loại và thực hiện các phép toán phức tạp một cách hiệu quả. Trí thông minh này bao gồm sự nhạy cảm với các cách thức, các mối liên hệ logic.

Trí thông minh tương tác – xã hội (Interpersonal Inteligence)

Đây là năng lực hiểu, cảm thông và làm việc được với người khác. Một cá nhân có trí thông minh giao tiếp có thể rất giàu lòng trắc ẩn và có tinh thần trách nhiệm cao với xã hội, hoặc là người có sức lôi cuốn với tập thể, có khả năng thấu hiểu người khác và từ đó nhìn ra viễn cảnh của thế giới bên ngoài bằng chính cặp mắt của những người bên trong. Trong thực tế, họ thường rất tuyệt vời trong vai trò của người hòa giải, kết nối, hoặc trên tư cách của một thầy giáo, một nhà tư vấn tâm lý.

Trí thông minh liên cá nhân (Intrapersonal Inteligence)

Đây là khả năng của một cá nhân để tự hiểu, điều chỉnh và tự quản lý bản thân. Chúng bao gồm nhiều kỹ năng như tự nhận thức, tự quản lý, tự động lực và tự điều chỉnh cảm xúc. Trí thông minh này đồng nghĩa với khả năng nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của chính mình, nhận ra sở thích, cảm xúc, ý định và khả năng suy nghĩ độc lập.

Trí thông minh tự nhiên (Naturalistic Inteligence)

Trí thông minh tự nhiên

Trí thông minh tự nhiên

Trí thông minh tự nhiên đề cập đến khả năng quan sát, khám phá thế giới tự nhiên, từ đó phân loại các vật thể. Trí thông minh này thể hiện ở sự tò mò mạnh mẽ, khả năng quan sát nhạy bén và hiểu được các sắc thái khác nhau của một sự vật, sự việc nào đó trong tự nhiên.

Các yếu tố tác động đến trí thông minh của trẻ

Yếu tố tác động đến trí thông minh của trẻ

Yếu tố tác động đến trí thông minh của trẻ

Di truyền

Nếu cha mẹ có chỉ số IQ cao thì trẻ sẽ có nhiều khả năng thừa hưởng trí thông minh này từ bố mẹ. Cụ thể, nếu cha mẹ là người cùng tỉnh thì chỉ số thông minh trung bình của trẻ là 102, còn nếu ở khác tỉnh, trẻ sinh ra sẽ có IQ 109. Tuy nhiên, nếu như hai người có quan hệ họ hàng huyết thống kết hôn với nhau thì đứa trẻ khi sinh ra lại có chỉ số thông minh giảm rõ rệt.

Dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng, thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như: protein, DHA, kẽm, sắt, iốt, chollin, folate, B6, B12... tác động xấu tới sự phát triển não bộ và nhận thức lâu dài của trẻ. Khảo sát cho thấy, bé bú sữa mẹ có chỉ số IQ cao hơn 3-10 điểm so với trẻ được dùng sữa thay thế. Sữa mẹ có nhiều chất xúc tác quan trọng giúp phát triển não trẻ, như axit béo omega-3. Ngoài ra, trẻ tham ăn hoặc ăn quá nhiều thịt thì chỉ số thông minh cũng giảm. Trẻ thông minh mà không ăn sáng cũng bị ảnh hưởng; vì việc hấp thụ protein, đường, yếu tố vi lượng vào buổi sáng là một yếu tố rất quan trọng giúp cho sự phát triển của trí não.

Phản ứng thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ, chẳng hạn việc sử dụng lâu dài thuốc chống động kinh.

Môi trường

  • Giáo dục và đào tạo: Trẻ được giáo dục và đào tạo trong môi trường tốt sẽ có khả năng phát triển trí thông minh cao hơn.
  • Gia đình: Nền tảng hạnh phúc gia đình có ảnh hưởng lớn đến trí thông minh của trẻ. Trẻ có môi trường gia đình tốt, đầy đủ yêu thương và hỗ trợ thường có trí tuệ phát triển đầy đủ và tốt hơn những đứa trẻ có nền tảng gia đình không tốt.
  • Sự ảnh hưởng của thế giới xung quanh: Môi trường xã hội, văn hóa, chính trị và kinh tế của trẻ có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.

Nuôi dưỡng trí thông minh của trẻ như thế nào?

Xây dựng môi trường nuôi dưỡng trí thông minh của trẻ

Xây dựng môi trường nuôi dưỡng trí thông minh của trẻ

Làm thế nào để phát triển trí thông minh của trẻ một cách tốt nhất? Đây vẫn là một câu hỏi đặt ra bởi các nhà giáo dục hiện nay. Tuy nhiên cha mẹ và thầy cô đều có thể phát huy trí thông minh của trẻ bằng cách chơi và trò chuyện với trẻ thường xuyên. Ngoài việc đọc sách cho trẻ và khuyến khích các con tham gia các hoạt động vận động tích cực, việc cho trẻ có cơ hội tiếp xúc, phát triển sự sáng tạo, trí tưởng tượng cần được đẩy mạnh nhiều hơn.

Bài viết cùng danh mục