Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong mọi tình huống
Kỹ năng bảo vệ bản thân là kỹ năng vô cùng quan trọng ai cũng nên phải biết, nhất là với trẻ nhỏ, khả năng phòng vệ kém, yếu thế. Cùng Học viện Sáng tạo S3 hướng dẫn các bé cách bảo vệ bản thân trước những tình huống thường gặp ngoài xã hội nhé.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì?
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là khả năng tự đảm bảo sự an toàn và tránh các nguy hiểm trong môi trường xung quanh. Nó bao gồm việc nhận biết và đánh giá các tình huống rủi ro, hiểu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, và có khả năng tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa về an toàn và sức khỏe.
Một số kỹ năng phòng thân quan trọng nhất
An toàn khi vui chơi
Giai đoạn từ 3 - 4 tuổi là thời kỳ trẻ tò mò và khám phá về thế giới xung quanh, nhưng vẫn chưa có đủ nhận thức để phân biệt được nơi an toàn và nguy hiểm. Trong quá trình vui chơi, trẻ có thể không may gặp phải các mối nguy hiểm như cầm đồ vật và chèn vào ổ điện, tiếp xúc với nước nóng, hoặc nuốt phải những vật nhỏ.
Ba mẹ cần lưu ý dạy cho trẻ những điều cơ bản như điện, gas, và vật dụng sắc bén cần được tránh xa trong lúc chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, cũng cần đặt các vật dụng nguy hiểm ở nơi cao hơn tầm với của trẻ, và cảnh báo cho trẻ biết trước về các khu vực nguy hiểm.
Phòng tránh xâm hại thân thể
Vấn nạn trẻ bị xâm hại cơ thể, tấn công tình dụng đang là tệ nạn xã hội cảnh báo đỏ vì đang có chiều hướng ngày càng tăng cao. Việc trang bị cho trẻ nhỏ kỹ năng bảo vệ bản thân trước các tình huống, trường hợp xâm hại là vô cùng cần thiết, cần thực hiện càng sớm càng tốt.
Với vấn đề này, các ba mẹ hãy phổ cập các kiến thức về giáo dục giới tính cho trẻ. Ví dụ như nhận biết những vùng nhạy cảm của cơ thể, như thế nào là hành vi xâm hại và nên hành động như thế nào khi có ai đụng chạm vào “vùng cấm”.
Ba mẹ nên lòng ghép vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ, đưa ra những tình huống dã dụ thực tế trẻ sẽ tiếp thu và hình dung rõ ràng hơn.
Ứng xử khi đi lạc bố mẹ
Trẻ nhỏ thường rất thích nơi đông người, dễ bị thu hút bởi những sự vật, sự việc xung quanh. Không ít các trường hợp trẻ đi lạc cha mẹ ở nơi công cộng như công viên, trung tâm thương mại…
Để phòng hờ trường hợp này, bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ việc ghi nhớ thông tin liên lạc của cha mẹ như số điện thoại, địa chỉ nhà… từ sớm. Ngoài ra, cách tìm sự giúp đỡ từ người đáng tin cậy ở xung quanh như: cảnh sát, bảo vệ… để tìm được ba mẹ nhanh chóng.
Đặc biệt, cần chú ý dạy trẻ cách ứng xử khi có người lạ xung quanh tiếp cận, muốn đưa về nhà.
Tham gia giao thông an toàn
Kỹ năng tham gia giao thông an toàn là kỹ năng cơ bản bé yêu cần biết khi tham gia vào xã hội để tránh những tai nạn đáng tiếc. Ngoài những bài học trên trường lớp, ba mẹ nên dạy thêm, dạy nhắc lại để trẻ in sâu cách tham gia giao thông an toàn cơ bản.
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác là một kỹ năng quan trọng trong việc tự bảo vệ bản thân và đối phó với các tình huống khó khăn. Khi gặp phải vấn đề, nguy hiểm hoặc cảm thấy không an toàn, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác có thể giúp trẻ nhận được hỗ trợ và bảo vệ bản thân. Đây là một quá trình quan trọng để trẻ học cách nhận biết khi cần sự giúp đỡ và biết cách yêu cầu sự hỗ trợ một cách an toàn và hiệu quả.
Kỹ năng từ chối
Kỹ năng từ chối là khả năng biết khi nào và làm cách nào để từ chối một yêu cầu, một tình huống hoặc một sự tham gia mà trẻ không muốn hoặc không cảm thấy thoải mái. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ biết đặt giới hạn và bảo vệ bản thân.
Ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra
Khi có hỏa hoạn xảy ra, các biện pháp ứng phó sau đây có thể được áp dụng:
- Bình tĩnh và gọi cấp cứu: Giữ bình tĩnh và gọi số cấp cứu hoặc số điện thoại cứu hỏa ngay lập tức. Báo cáo địa điểm chính xác và mô tả tình huống một cách rõ ràng.
- Thoát ra khỏi nguy hiểm: Nếu có thể, thoát ra khỏi khu vực đang bị cháy. Sử dụng các tuyến thoát hiểm, cửa sổ hoặc cách thoát khẩn cấp khác để rời khỏi nguy hiểm.
- Khi không thể thoát ra: Nếu không thể thoát ra, tìm một nơi an toàn để che chắn như phòng tắm có cửa kín, sử dụng khăn ướt hoặc chất liệu không cháy để che mặt và hít thở qua khăn để tránh hít phải khói.
- Sử dụng thiết bị chữa cháy: Nếu có thiết bị chữa cháy gần bạn và bạn đã được đào tạo, sử dụng nó để dập tắt ngọn lửa, nhưng chỉ khi an toàn và không gặp khó khăn.
- Tránh thở khói: Khi di chuyển trong môi trường cháy, nghiêng người xuống gần sàn và hít thở qua vùng không khí sạch, nếu có thể. Điều này giúp tránh hít phải khói độc hại và nhiệt độ cao.
- Gọi cứu hỏa sau khi ra ngoài: Khi đã an toàn, hãy gọi số cấp cứu hoặc số điện thoại cứu hỏa để thông báo vị trí của bạn và cung cấp thêm thông tin nếu cần thiết.
Lưu ý rằng việc tránh vào trong và tìm cách thoát ra luôn là ưu tiên hàng đầu trong trường hợp hỏa hoạn. Đồng thời, luôn lắng nghe và tuân theo hướng dẫn của cơ quan cứu hỏa và nhân viên cứu trợ trong tình huống khẩn cấp.
Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân như thế nào?
Trò chuyện và trao đổi với con là một cách hiệu quả để dạy trẻ. Thay vì sử dụng những bài học khô khan, hãy chọn cách nói chuyện và tâm sự với con. Điều này giúp con dễ dàng hiểu và ghi nhớ những điều bạn muốn truyền đạt hơn. Việc tạo ra môi trường trò chuyện sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ bạn bè với con, giúp trẻ dễ dàng mở lòng và chia sẻ những câu chuyện thầm kín hơn với bạn thay vì với bố mẹ.
Hãy tránh quát mắng trẻ khi trẻ sai. Đây là một lỗi thường gặp của nhiều phụ huynh khi dạy con. Khi trẻ làm sai, quát mắng sẽ không giúp trẻ giải quyết vấn đề và học từ sai lầm, mà chỉ khiến trẻ sợ hãi và tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con.
Thay vào đó, chỉ dạy trẻ cách phân tích nguyên nhân và kết quả. Ở độ tuổi từ 3 - 6 tuổi, trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh và mong muốn tỏa sáng cá nhân của mình, do đó thường mắc phải nhiều lỗi không đáng có. Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ làm quen với việc phân tích nguyên nhân và hiểu rõ hơn về những kết quả của hành động của mình. Cách tư duy này sẽ giúp trẻ biết cách hành xử đúng trong các tình huống thực tế trong xã hội.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là rất quan trọng đối với trẻ em cũng như người lớn trong một xã hội ngày càng phức tạp. Hy vọng những hướng dẫn về việc bảo vệ bản thân cho trẻ mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp bạn có định hướng tốt cho con yêu trong việc phát triển kỹ năng này.